Trên những dãy núi hùng vĩ và bí ẩn, nơi mây mù bao phủ quanh năm, tồn tại một truyền thuyết và bí quyết sống lâu đã được lưu giữ qua nhiều thế kỷ. Sự kỳ diệu này không phải đến từ phép thuật, mà từ những lá trà cổ thụ, mỗi lá trà chứa đựng những bí mật của sự sống.
Doanh nhân Nguyễn Hà Trung, đã có cuộc hành trình tìm kiếm bí quyết sống lâu và sức khỏe của đồng bào người Mông sống trên núi cao của bản Hô Tra. Điều gì đã thôi thúc ông lên đường? Câu trả lời nằm ở một niềm tin sâu sắc rằng, trong từng búp trà Shan Tuyết cổ thụ, ẩn chứa những bí mật của sự sống.
Doanh nhân Nguyễn Hà Trung trong chuyến thăm cụ Châu A Vảng
Doanh nhân Nguyễn Hà Trung, người sáng lập và điều hành khu nghỉ dưỡng Tân Uyên Paradise Resort, đã có một mối quan hệ lâu dài và sâu đậm với vùng đất Tân Uyên. Kinh nghiệm và thời gian ông dành cho vùng đất này đã giúp ông sở hữu kiến thức sâu rộng về phong tục và tập quán của cộng đồng nơi đây. Chính những hiểu biết này đã trở thành cơ sở và động lực để ông cùng đoàn của mình thực hiện chuyến đi ý nghĩa lên núi tới bản Hô Tra, với mục đích tìm hiểu bí quyết sống khỏe và sống lâu của người đồng bào Mông.
Sau quãng đường dài 25km từ trung tâm thị trấn Tân Uyên, vượt qua những con đèo dốc và nhiều khúc cua tay áo, doanh nhân Nguyễn Hà Trung đã đặt chân đến bản Hô Tra. Ông được mọi người trong bản niềm nở tiếp đón và đưa đi gặp cụ Châu A Vảng, một vị cao niên đáng kính trong bản, hiện đang ở tuổi 103, cụ vẫn khoẻ mạnh, minh mẫn, vẫn đi lại, làm được các công việc hàng ngày. Khi tới cổng cả đoan đã nhìn thấy cụ đang đi lại trong sân vẫn rất nhanh nhẹn, đoán chừng ông mới 70 -80 tuổi, nhưng khi hỏi tên cụ cả đoàn đã ngỡ ngàng trước câu trả lời đầy minh mẫn của cụ: “ đây tôi đây”
Doanh nhân Nhguyễn Hà Trung cùng đoan tới thăm cụ Châu A Vảng
Cụ mời mọi người vào nhà, Để chào đón khách, cụ đã tự tay pha trà, đúng là những búp trà cổ thụ được hái trên núi Tiên Sơn - Pú Tra, mọi người vừa hít hà hương vị trà thơm bay khắp phòng như xoá tan bầu không khí lạnh buốt của những ngày đông vùng Tây Bắc. Trong không gian ấy, cụ Vảng và các vị khách đã có những giây phút trò chuyện thân mật, cụ chia sẻ về cuộc sống hàng ngày của mình và của người dân trong bản. Mặc dù điều kiện sống còn nhiều thiếu thốn, nhưng các cụ ở đây rất là khoẻ mạnh, ở trên cao thời tiết vào mùa đông rất là lạnh , nhưng các cụ vẫn chỉ cần mặc những tấm áo rất mong manh, hỏi ra thì cụ chia sẻ bí quyết sống khoẻ của mình: “ hàng ngày cụ chỉ ăn gạo nương và ăn ngô, làm nụng công việc đồng áng, và đặc biệt là uống trà hái từ núi cao hàng ngày, cụ làm theo tổ tiên truyền lại bí quyết là : uống trà trên núi cao sẽ rất khoẻ mạnh, nó như một vị thuốc quý nên cụ từ nhỏ chưa bị ốm và hầu như không phải dùng đến thuốc tây lần nào, nhưng để lấy được búp trà đó cũng rất gian nan” .
Để lên được rừng chè cổ thụ phải leo núi hết nửa ngày 5 -6 tiếng, trên đường có chỗ dốc thẳng đứng nguy hiểm, để hái được lá chè mọi người phải ngủ lại trên núi, hôm sau mới trở về được. Rừng ước tính có khoảng 2000 gốc chè cổ thụ nhưng những gốc có thể lấy được chỉ chiếm khoảng 10%, vì không có lối vào để hái. Chè cổ thụ chỉ thu hái từ tháng 3 đến tháng 6 mới là ngon nhất, mỗi năm chỉ hái được 3 lần.
Doanh nhân Nhguyễn Hà Trung cùng đoan tới thăm cụ Châu A Vảng
Cụ Vảng chia sẻ thêm: “ Từ trước trong bản cũng đã có rất nhiều cụ thọ hơn 100 tuổi chứ không riêng gì mình tôi đâu, còn trong bản các cụ 80 - 90 hiện tại thì nhiều lằm”
Mọi người trong đoàn thưởng thức trà, ai nấy đều cảm nhận được vị ngọt, vị thơm của loại trà cổ này chưa bao giờ được gặp ở đâu.
Trà Shan Tuyết cổ thụ trên núi Pú Tra, chính là ngọn núi Tiên Sơn ( trong truyền thuyết), ở độ cao 2500m rừng chè cổ thụ hàng nghìn năm tuổi, với sương mù bao phủ quanh năm. Để lên được ngọn núi Pú Tra có rừng chè cổ thụ ta phải đi qua bản Hô Tra. Qua quá trình nghiên cứu để khai thác và bảo tồn cũng đã phát hiện ra các điểm thuộc địa bàn xã Mường Khoa, Bắc Ta, Ho Sỏ, Trung Đồng, Trên dãy Hoàng Liên Sơn... xuất hiện những cây chè cổ thụ hàng ngàn năm tuổi.
Trong lúc mọi người đang thưởng thức, cụ Vảng đã chia sẻ thêm về quý giá của những cây trà cổ: “Những cây trà to và cổ nhất là tinh hoa của núi rừng, nó cho ra những vị đặc trưng khắc hẳn, tuy nhiên thì những cây này không có nhiều và sản lượng để mình hái trên mỗi cây cũng không có nhiều, tính ra chỉ được số ít cây đại thụ và đặc biệt hơn cả có cây mà thân to đến 5 người ôm đó, thì nó sẽ là quý nhất, cho ra vị ngon nhất và mọi người uống sẽ mạnh khoẻ nhất, nhưng mỗi lần lên lấy mang về chỉ sao ra được vài lạng thôi”
Lời chia sẻ của cụ làm sâu đậm thêm giá trị của những búp trà cổ thụ và mở ra cái nhìn sâu sắc về sự kỳ công, tỉ mỉ trong việc bảo tồn và phát triển những cây trà đặc biệt này, một di sản quý giá của núi rừng và cả của cộng đồng người dân bản địa.
Cụ là một vị cao niên trong bản, là người sống lâu đời ở đây và con của cụ cũng là người có tiếng nói, ảnh hưởng của địa phương nên được ưu ái và thường được biếu tặng trà ở trên cây cổ và to nhất đó.
Cụ xúc động nói tiếp: “ trà trên cây to đó rất là quý hiếm, nên cho dù được biếu nhưng tôi cũng dùng tiết kiệm lằm, chỉ khi nào cảm thấy trong người mệt, thời tiết trái nắng trở trời và khi nào tiếp những vị khách cực quý như các bác đây thì tôi mới mang nó ra để thiết đãi.” Ấy vậy mà, trước khi chia tay cụ đã cẩn thận gói tặng mỗi người một ít mang về làm quà.
Trong chuyến thăm cụ Châu A Vảng đoàn của ông Trung lên khảo sát rừng chè
Trước đây, rừng trà này cũng đã có sự quan tâm từ nhiều đoàn khảo sát, được thu hút bởi giá trị độc đáo và tiềm năng. Tuy nhiên, những kế hoạch khai thác và phát triển vẫn chưa thể được triển khai. Nguyên nhân chính nằm ở điều kiện khai thác đầy thách thức và sản lượng hạn chế, khiến việc thực hiện các dự án trở nên khó khăn.
Với một mối liên kết sâu đậm với vùng đất này và một hiểu biết sâu sắc về giá trị của những cây trà cổ thụ, ông Nguyễn Hà Trung cùng đội ngũ của tập đoàn Hà Minh Châu đã đưa ra quyết định khai thác và bảo tồn những cây chè cổ thụ này, để quảng bá với mục đích nhiều người hơn không chỉ trong nước mà còn trên thế giới được thưởng thức loại trà quý này.