Trên những dãy núi hùng vĩ của Tân Uyên, Lai Châu, nơi mây mù vây phủ quanh năm, ẩn hiện là một kỳ quan thiên nhiên vô giá - rừng chè cổ thụ. Trong cái lạnh se của mùa đông, những búp chè dày dặn, xanh mướt, tựa như hòa mình vào sương giá, tạo nên một hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được.
Đây những nhân chứng cho bản sắc văn hóa và lịch sử của vùng cao Tân Uyên. Và trong cuộc hành trình gìn giữ và phát triển di sản này, không thể không nhắc đến người đã mang đến một làn gió mới, một sức sống mới cho truyền thống chè Tân Uyên - doanh nhân Nguyễn Hà Trung.
Ông Nguyễn Hà Trung người có tâm huyết bảo tồn và phát triển rừng chè cổ Tân
Rừng chè cổ thụ Tân Uyên, nằm trên đỉnh núi Pú Tra với hơn 2000 gốc chè cổ thụ lớn và vô số gốc nhỏ, là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Chè ở đây, nằm trên ngọn núi cao 2500 mét, đã trải qua hàng nghìn năm, hấp thụ tinh túy của đất trời, cho ra những búp chè xanh mướt, dày dặn. Mùi thơm mát như sương sớm, vị ngọt hòa quyện chút chát, làm say lòng người thưởng thức. Tuy nhiên, sự hiểm trở của đường lên núi đã hạn chế việc thu hái chè, khiến cho những giá trị này dường như chỉ được biết đến trong phạm vi gia đình và cộng đồng địa phương.
Nhận ra tiềm năng và giá trị to lớn của rừng chè cổ thụ, ông Nguyễn Hà Trung đã quyết định đầu tư để bảo tồn và khai thác chúng một cách bền vững và có quy mô. Sự nỗ lực này giúp bảo tồn di sản thiên nhiên quý báu, tạo ra tác động tích cực đối với kinh tế và cộng đồng địa phương. Từ việc tạo công ăn việc làm, tôn vinh văn hóa bản địa, đến việc góp phần phát triển du lịch bền vững, mọi hoạt động của ông đều hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế kết hợp với bảo tồn văn hóa.
Rừng chè cổ thụ được sương mù bao phủ quanh năm
Ông Trung với mục đích nâng cao giá trị của chè Tân Uyên bằng cách biến nó thành một thương hiệu trà quý giá. Nó sẽ là niềm tự hào của người Tân Uyên và là biểu tượng của văn hóa lâu đời nơi đây. Để đảm bảo chất lượng và duy trì truyền thống, ông đã mời nghệ nhân sao chè, bà Nguyễn Thị Hái, với kinh nghiệm hơn 40 năm, để cùng tạo nên sản phẩm chè đặc biệt này. Bà Hái mấy năm gần đây đã về an dưỡng tại quê nhà, do yêu nghề bà đang viết lại hồi ký về kinh nghiệm sao chè để truyền lại cho những ai cần, Ông Trung cũng đã mất rất nhiều thời gian để thuyết phục bà và gia đình để bà quay lại Tân Uyên truyền dạy những kiến thức quý báu.
Nghệ nhân sao chè Nguyễn Thị Hái với hơn 40 năm kinh nghiệm
Thêm nữa, doanh nhân Nguyễn Hà Trung mời ông Nguyễn Văn Chuyên là người dân sinh sống tại đây lâu năm và có nhiều năm kinh nghiệm đi lấy thảo quả và cây dược liệu trên rừng nên ông biết được nhiều khu vực có cây chè Shan Tuyết cổ thụ. Ông Chuyên cũng là một trong những người có nhiều kinh nghiệm trong việc thu hái và lựa chọn những cây trà có chất lượng cao. Ông Trung đã mời ông về làm cố vấn và phụ trách việc tổ chức thu hái những búp chè cổ thu.
Ông Nguyễn Văn Chuyên người có kinh nghiệm thu hái và lựa chọn các cây chè cổ
Doanh nhân Nguyễn Hà Trung, người mang trong mình một niềm đam mê mãnh liệt đối với vùng đất Tân Uyên,hiện ông đảm nhiệm chức chủ tịch của tập đoàn Hà Minh Châu - HMC Group - chuyên đào tạo và nghiên cứu ứng dụng dược mỹ phẩm. Chính vì vậy, Ông Trung không chỉ sản xuất chè để phục vụ nhu cầu uống hàng ngày mà còn định hướng khai thác giá trị từ cây chè bằng cách chiết xuất các hoạt chất quý để sản xuất thực phẩm, dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân như: tinh bột trà xanh, sản phẩm dưỡng da, xà phòng, sữa tắm, và tẩy da chết... Mục đích là cung cấp sản phẩm an toàn, sạch sẽ, và hoàn toàn tự nhiên cho người tiêu dùng.
Dựa trên nền tảng kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực bất động sản, ông đã phát triển dự án Tân Uyên Paradise Resort, một khu nghỉ dưỡng đặc biệt với thiết kế tinh tế, thể hiện nét văn hóa độc đáo của người Thái, một yếu tố quan trọng trong di sản văn hóa của Tân Uyên. Cũng chính nơi đây, Ông Trung dành sự quan tâm đặc biệt cho việc nghiên cứu, khai thác và bảo tồn những rừng chè cổ thụ . Ông đang biến sản phẩm chè cổ thụ thành một thương hiệu đặc biệt “ Tiên Sơn Trà”, một biểu tượng của văn hóa lâu đời và sự tinh túy của Tân Uyên. Thương hiệu trà đặc biệt này sẽ được sản xuất và phân phối bởi tập đoàn Hà Minh Châu. Khu nghỉ dưỡng Paradise Resort cũng chính là cầu nối để du khách trải nghiệm, hiểu sâu hơn về văn hóa chè và bản sắc của người dân Tân Uyên.
Ông Trung đang cho setup một phòng thưởng trà đẳng cấp tại khu nghỉ dưỡng để làm nơi mọi người thưởng trà, tiếp đón các đối tác trong nước và nước ngoài đến giao lưu, trao đổi, ký kết hợp tác để cùng chung tay đưa sản phẩm trà Tân Uyên đến mọi miền tổ quốc và ra thế giới.
Tân Uyên Paradise Resort cũng là nơi để du khách tìm hiểu văn hoá Tiên Sơn Trà
Qua những dự án và nỗ lực của mình, ông Trung đã thổi một làn gió mới vào truyền thống chè Tân Uyên. Ông sẽ tạo ra một thương hiệu chè danh tiếng, giúp cộng đồng địa phương nhận thức rõ hơn về giá trị và tiềm năng của rừng chè cổ thụ. Sự kết hợp giữa việc bảo tồn và phát triển kinh tế này đã mở ra một hướng đi mới cho ngành chè Tân Uyên, mục đích của ông làm thay đổi cuộc sống của người dân địa phương, góp phần quảng bá văn hóa và truyền thống của Việt Nam ra thế giới.
Bên cạnh việc sản xuất chè cao cấp cho thị trường nội địa, ông Trung còn mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách xuất khẩu chè đến các thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu đang ngày càng tăng của các quốc gia trong khu vực và tại các nước như: Pakistan, Anh, Hồng Kông, Hoa Kỳ và châu Âu.
Ngoài giữ gìn và bảo tồn cây chè cổ Shan Tuyết ông Trung còn sản xuất, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm từ những cây chè được nhân giống từ những cây chè cổ thụ ngàn năm, những cây nhân giống này cũng có tuổi thọ hàng nửa thế kỷ và được bên ông chế biến thành những sản phẩm chất lượng nhất.
Ông Nguyễn Hà Trung, qua những đóng góp của mình, đã trở thành một biểu tượng của sự sáng tạo và bền vững, người đã mang sức sống mới cho truyền thống chè Tân Uyên, biến nó từ những búp chè đơn sơ được thu hái trong gia đình thành một thương hiệu quốc gia.
Ông Nguyễn Hà Trung cùng đoàn khảo sát rừng chè
Ông Trung hiểu rằng, để chè Tân Uyên không chỉ là sản phẩm mà còn là một phần của văn hóa, cần một sự đầu tư lớn vào việc giáo dục và truyền thông. Vì vậy, ngoài việc sản xuất chè, ông sẽ tập trung vào việc kể lại câu chuyện của chè Tân Uyên qua các chương trình văn hóa, hợp tác với các nhà nghiên cứu và tổ chức các sự kiện để giới thiệu chè đến với công chúng rộng rãi hơn.
Nhờ vào tầm nhìn và sự tâm huyết của ông Nguyễn Hà Trung, chè Tân Uyên chắc chắn không chỉ là thức uống - nó sẽ trở thành một câu chuyện, một di sản, và một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân Tân Uyên. Ông đã mang lại sức sống mới cho ngành chè nơi đây và tạo ra một mô hình phát triển bền vững, là nguồn cảm hứng cho những ai muốn gắn bó và phát triển sản phẩm truyền thống của quê hương mình.